Những người mắc bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?

Người bị tiểu đường luôn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để điều chỉnh huyết áp ở trạng thái ổn định. Vậy loại thực phẩm nào mới tốt cho sức khỏe của chúng ta? Bệnh tiểu đường có uống được nước cam không và nếu dùng thì cần lưu ý điều gì? Những nội dung cụ thể trong bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Giá trị dưỡng chất có trong nước cam như thế nào?

Nước cam chứa ít lipit, protein và nhiều đường nhưng lại rất dồi dào vitamin C, chất xơ và nhiều khoáng chất quan trọng, điển hình như kali và folate. Vì thế, nếu chúng ta sử dụng thường xuyên sẽ giúp trẻ hóa tế bào, làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, cân bằng huyết áp,...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong một cốc nước cam nguyên chất đang chứa những thành phần sau:

  • Năng lượng: 110 calo
  • Chất béo: 4%
  • Natri: 9,6mg
  • Carbohydrate: 27g
  • Chất xơ: 1g
  • Đường: 20g
  • Protein: 2g
  • Vitamin C: 60mg
  • Kali: 496mg

Hầu hết lượng calo trong nước cam đến từ carbohydrate được cung cấp ở dạng đường fructose tự nhiên nên sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp chúng ta cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo hơn. Ngoài ra, lượng vitamin C, folate và thiamine dồi dào cũng giúp cơ thể người bệnh hoặc mới ốm dậy phục hồi nhanh chóng, hỗ trợ chữa lành các tổn thương và tế bào mô.

Tuy nhiên việc lạm dụng loại thức uống này hàng ngày lại dẫn đến một số vấn đề không tốt cho sức khỏe. Dù chỉ số đường huyết của nước cam ở mức trung bình, khoảng 50 nhưng nếu uống nhiều sẽ khiến cơ thể chuyển hóa năng lượng nhanh hơn dẫn đến nguy cơ béo phì và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy chúng ta chỉ nên cân đối sử dụng một lượng nhất định trong khẩu phần.

Nước cam có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe người bệnh

Giải đáp bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nước cam chứa nhiều tác dụng tốt trong việc hỗ trợ người mắc tiểu đường cải thiện sức khỏe. Bệnh nhân tiểu đường có thể uống được nước cam nhưng với liều lượng nhất định để tăng sức đề kháng và điều trị tốt hơn vì:

  • Hàm lượng kali cao trong nước cam hỗ trợ làm hạ huyết áp một cách tự nhiên, thư giãn và mở các mạch máu. Điều này giúp chúng ta hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
  • Nước cam cũng là nguồn cung cấp pectin tuyệt vời giúp giảm mức cholesterol LDL xấu trong máu và kích thích sản sinh insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định.
  • Chất xơ trong nước cam còn giúp người bệnh giữ cảm giác no lâu hơn do làm chậm phân hủy các carbohydrate. Từ đó, chúng ta sẽ ngăn ngừa sự tăng lên nhanh chóng của lượng đường trong máu để ổn định huyết áp.
  • Nguồn vitamin C và folate dồi dào trong nước cam còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, làm trẻ hóa tế bào để hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường tốt hơn.

Nước cam hỗ trợ làm hạ huyết áp một cách tự nhiên ở người bệnh

Một số công thức làm đồ uống từ cam tốt cho người bệnh

Để người mắc tiểu đường có thêm nhiều sự lựa chọn tốt cho sức khỏe, sau đây bài viết sẽ giới thiệu một số công thức làm đồ uống bổ dưỡng từ nước cam để chúng ta tham khảo và dễ áp dụng ngay tại nhà:

>>> Xem thêm:

Sinh tố sữa cam

Sinh tố sữa cam chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp người bệnh tăng vị giác, cảm thấy ngon miệng hơn và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Các bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn một số nguyên liệu đơn giản như sau:

  • Cam tươi: 2- 3 trái
  • 1 hộp sữa chua ít đường
  • 1 thìa mật ong
  • 3 thìa sữa đặc
  • 50ml sữa tươi ít đường
  • Đá bào

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mọi người sẽ gọt vỏ 1 quả cam, tách từng múi và chỉ giữ lại phần tép bên trong, số còn lại bổ đôi đem vắt lấy nước.
  • Bước 2: Chúng ta sẽ cho nước cam đã vắt, sữa chua, mật ong, sữa đặc và sữa tươi vào máy sinh tố để xay nhuyễn trong vòng 1 phút cho các nguyên liệu trộn đều với nhau.
  • Bước 3: Các bạn chỉ cần rót hỗn hợp trên ra ly và cho tép cam đã chuẩn bị cùng một ít đá lên trên và thưởng thức.

Sinh tố sữa cam kích thích vị giác của người bệnh

Nước cam sữa chua

Cách làm món đồ uống này rất đơn giản lại không làm tốn quá nhiều thời gian của chúng ta. Mọi người chỉ cần chuẩn bị 2-3 quả cam sành, 1 hộp sữa chua, một chút đường và đá bào là có thể bắt tay vào thực hiện luôn.

Cách làm:

  • Bước 1: Chúng ta sẽ rửa sạch rồi bổ đôi cam, vắt lấy nước và loại bỏ hạt. Các bạn có thể thử cho thêm một chút đường vào hòa tan để trung hòa lại vị chua, giúp dễ uống hơn.
  • Bước 2: Mọi người sẽ cho sữa chua vào vào nước cam rồi khuấy đều lên, bỏ thêm vài cục đá lạnh rồi thưởng thức.

Với loại đồ uống này thì người bệnh chỉ mất khoảng 1-2 phút là hoàn thành và vẫn giữ nguyên được trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong nước cam. Đồng thời các vi sinh vật có lợi trong sữa chua sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể giải nhiệt nhanh chóng.

Nước cam sữa chua giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng

Nước ép cam dứa

Nước ép cam dứa là một sự lựa chọn hoàn hảo để thanh nhiệt, giải độc và giúp cơ thể người bệnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trở nên khỏe khoắn hơn. Các bạn cần phải chuẩn bị sẵn một số nguyên liệu như sau:

  • 2 quả cam
  • ½  quả dứa
  • 2 thìa cà phê mật ong
  • 200ml nước lọc
  • Muối, đường

Cách thực hiện:

Bước 1: Cam gọt vỏ và bổ đôi. Với dứa chúng ta cũng làm tương tự như cần chú ý loại bỏ những phần mắt và lõi cứng rồi thái thành miếng mỏng và dài.

Bước 2: Mọi người sẽ cho lần lượt dứa và cam vào máy ép lấy nước và cho thêm đường, mật ong, một chút muối cùng 200ml nước sôi để nguội vào khuấy đều. Tiếp đó chúng ta chỉ cần rót ra hỗn hợp  ra ly và thưởng thức.

Nước ép cam dứa rất thích hợp để chúng ta dùng giải nhiệt

Những điều người bệnh nên lưu ý khi dùng nước cam

Nước cam rất tốt cho sức khỏe nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh nên chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Một số loại thuốc như celiprolol, chất nền polypeptide, ivermectin, pravastatin, kháng sinh quinolon,... không thích hợp để sử dụng cùng nước cam. Các thành phần trong loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Tốt nhất chúng ta nên dùng sau khoảng 3-4 tiếng khi cơ thể đã hấp thụ hết các hoạt chất của thuốc.
  • Người bệnh chỉ nên tiêu thụ một lượng nước cam vừa phải mỗi ngày. Vì vitamin C và chất xơ nếu dư thừa quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng,... gây hại cho dạ dày và sức khỏe của chúng ta.
  • Chúng ta nên hạn chế dùng nước cam vào buổi tối vì lúc này hệ tiêu hóa cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không sử dụng ngay trước và sau khi uống sữa. Lúc này protein, axit tartaric và vitamin sẽ phản ứng tiêu cực với nhau gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
  • Người bệnh cần chú ý bảo quản nước cam nhằm tránh vi khuẩn gây hại bên ngoài xâm nhập vào ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu ở nhiệt độ phòng thì đồ uống này sẽ để được khoảng 1-2 giờ, trong ngăn mát tủ lạnh không quá 24h.

Người bệnh chỉ nên dùng một lượng nước cam vừa phải mỗi ngày

Lời kết

Tóm lại, những thắc mắc của độc giả về vấn đề bệnh tiểu đường có uống được nước cam không đã được nội dung bài viết hôm nay làm sáng tỏ. Ngoài ra, chúng ta cũng nên bổ sung thêm những loại thực phẩm hỗ trợ tiểu đường khác vào khẩu phần hàng ngày, ví dụ như sữa Nutricare Cerna của Nutricare Pharma để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng tốt hơn.

Sữa Nutricare Cerna sử dụng hệ bột đường tiên tiến (Isomalt, Palatinose, Maltitol) chỉ số GI thấp 32,5 giúp kiểm soát đường huyết, tránh hạ đường huyết xa bữa ăn. Trong sữa còn bổ sung chất béo không no MUFA, PUFA phòng ngừa xơ vữa động mạnh, tốt cho tim mạch.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.