Bệnh loãng xương có mấy cấp độ và làm sao để ngăn bệnh tăng cấp độ?
Loãng xương là một bệnh lý về xương do sự suy giảm mật độ và tổn thương cấu trúc xương. Loãng xương không chỉ gây ra những triệu chứng đau đớn mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gãy xương, nứt xương, thậm chí tàn tật vĩnh viễn. Vậy bệnh loãng xương có mấy cấp độ? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Nutricare Pharma để hiểu rõ các cấp độ của bệnh, cách ngừa bệnh tiến triển sang cấp độ nặng hơn.
Bệnh loãng xương có mấy cấp độ và mức độ ảnh hưởng với sức khỏe
Loãng xương là một bệnh lý về xương do giảm mật độ xương, làm xương trở nên giòn và dễ gãy. Dựa vào kết quả đo mật độ xương, loãng xương được chia thành 3 cấp độ, phản ánh sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh như sau:
Loãng xương nhẹ
Đây là cấp độ đầu tiên, là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh loãng xương. Trong trường hợp này, mật độ xương giảm nhẹ nhưng chưa đủ để bác sĩ chẩn đoán là loãng xương. Bệnh có nguy cơ gãy xương vẫn chưa cao tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
Bệnh loãng xương chia thành 3 cấp độ
Loãng xương trung bình
Ở cấp độ này, mật độ xương giảm rõ rệt hơn và nguy cơ gãy xương gia tăng. Sau khi đã hiểu bệnh loãng xương có mấy cấp độ, dù cấp độ nhẹ hay trung bình thì bệnh nhân cũng cần điều trị can thiệp và dùng thuốc theo chỉ định để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn
Loãng xương nặng
Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương, khi mật độ xương giảm mạnh, cấu trúc xương bị tổn thương nhiều. Bệnh tăng nguy cơ gãy xương rất cao, có thể gãy xương ngay cả khi chỉ va chạm, té ngã nhẹ. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải những cơn đau dữ dội, mất khả năng lao động và có thể gây tàn tật vĩnh viễn.
>> Tham khảo thêm:
Phân loại bệnh loãng xương
Sau khi đã hiểu rõ bệnh loãng xương có mấy cấp độ, cùng phân loại loãng xương theo nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là:
Loãng xương nguyên phát
Ngoài tìm hiểu bệnh loãng xương có mấy cấp độ, nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nếu liên quan đến tuổi tác, sự suy giảm hormone và sự lão hóa của cơ thể thì là loãng xương nguyên phát và chia thành hai loại sau:
Loãng xương sau mãn kinh (loãng xương typ 1): Xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh do sự giảm sút nội tiết tố estrogen.
Loãng xương tuổi già (loãng xương typ 2): Thường gặp ở người cao tuổi khi chức năng chuyển hóa canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài quan tâm bệnh loãng xương có mấy cấp độ thì bệnh còn được chia thành 2 dạng theo nguyên nhân gây bệnh
Loãng xương thứ phát
Loãng xương thứ phát xảy ra do các bệnh lý khác hoặc thói quen không lành mạnh của người bệnh, cụ thể là:
Các bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, viêm ruột... làm giảm hấp thu canxi và vitamin D.
Các rối loạn nội tiết như suy buồng trứng sớm, suy giảm chức năng tinh hoàn hay các bệnh về tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận...
Bệnh thận mãn tính.
Các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
Cách ngăn chặn loãng xương tiến triển cấp độ nặng hơn
Tìm hiểu bệnh loãng xương có mấy cấp độ để có phương án điều trị và ngăn chặn tiến triển của bệnh là rất cần thiết. Để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn bệnh tiến triển sang cấp độ nặng hơn:
Điều trị tích cực
Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả hơn. Từ giai đoạn trung bình, người bệnh cần sử dụng thuốc bổ sung canxi và vitamin D cùng một số loại thuốc khác như:
Thuốc chống hủy xương.
Thuốc kích thích sản sinh tế bào xương mới.
Thuốc ức chế quá trình hủy xương.
Thuốc thúc đẩy quá trình đồng hóa xương.
Thuốc giảm đau, kháng viêm.
Người bệnh cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, tuân thủ đúng phác đồ điều trị, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc và uống thuốc đều đặn để ngăn bệnh tiến triển xấu.
Hiểu rõ bệnh loãng xương có mấy cấp độ để xin lời khuyên từ bác sĩ giúp bệnh không tiến triển xấu
Thay đổi lối sống lành mạnh
Lối sống và chế độ lành mạnh, phù hợp có thể ngăn ngừa loãng xương phát triển nặng. Người bệnh cần áp dụng các lời khuyên dưới đây:
Bổ sung canxi, vitamin D và protein lành mạnh.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Tránh các thức uống làm giảm hấp thu canxi như nước ngọt có gas, bia, rượu, caffeine,...
Tránh xa thuốc lá và các khu vực có người hút thuốc.
Tập thể dục đều đặn.
Ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
Không vận động, lao động nặng.
Tái khám định kỳ
Quá trình điều trị loãng xương có thể kéo dài nhiều năm, do đó người bệnh cần tái khám định kỳ để biết bệnh có tiến triển ra sao và nhận được chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra mật độ xương 1 - 2 năm/lần, tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra.
Bạn hay người thân đang bị loãng xương, lo lắng chế độ ăn uống không bổ sung đủ lượng canxi cơ thể thiếu hụt, hãy tham khảo Canxi Star. Đây là sản phẩm bổ sung canxi từ sữa, mang đến nguồn canxi tự nhiên dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ như táo bón, lắng cặn ở thận.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các vitamin D, K2-MK7, các khoáng chất quan trọng khác như magie, kẽm,... cải thiện khả năng hấp thu canxi cho xương chắc khỏe. Với Canxi Star, bạn sẽ dễ dàng bổ sung canxi một cách tự nhiên và hiệu quả, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu hụt canxi và duy trì sức khỏe lâu dài.
Bổ sung Canxi Star để bổ sung lượng canxi thiếu hụt cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. XEM THÊM
Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma giúp bạn hiểu rõ bệnh loãng xương có mấy cấp độ để tăng thêm hiểu biết về bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Dù ở cấp độ nào, loãng xương cũng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để giảm thiểu rủi ro gãy xương và các biến chứng khác. Hãy chủ động kiểm tra sức khỏe xương khớp và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để bảo vệ xương chắc khỏe, tăng chất lượng cuộc sống của bạn.
Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.