Bệnh loãng xương ăn uống thế nào để cải thiện sức khỏe?
Bệnh loãng xương rất phổ biến và thường thấy ở người cao tuổi do mật độ xương suy giảm, khiến xương giòn xốp, yếu và dễ gãy. Một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị và quản lý bệnh chính là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Tham khảo nội dung được Nutricare Pharma chia sẻ dưới đây để nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp với người bị loãng xương, từ đó biết cách xây dựng chế độ phù hợp giúp việc điều trị đạt hiệu quả.
Nguyên tắc dinh dưỡng áp dụng với người bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng cơ thể bị giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu giòn và dễ gãy. Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm tiến triển của bệnh, đồng thời hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng người mắc bệnh loãng xương cần tuân thủ để tránh khiến bệnh trầm trọng hơn:
Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi để duy trì, tăng cường mật độ xương và sức khỏe.
Bổ sung vitamin D bên cạnh canxi để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày, cân bằng các nhóm thực phẩm, bao gồm chất đạm, carbohydrate và chất béo.
Ăn muối ít hơn vì muối làm tăng sự bài tiết canxi qua nước tiểu, gây mất canxi trong xương.
Tránh đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo không lành mạnh, muối và đường, thực phẩm chứa nhiều sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Không hút thuốc lá.
Không uống rượu bia, nước ngọt, nước uống có ga và cà phê.
Người bệnh loãng xương cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D
>> Tham khảo thêm:
Tìm hiểu về vai trò của canxi trong thai kỳ và cách bổ sung tốt nhất
Bệnh loãng xương nên ăn gì để cải thiện triệu chứng tốt nhất?
Loãng xương nên ăn gì, tránh ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương. Dưới đây là những thực phẩm và dưỡng chất mà người bị loãng xương nên bổ sung và tránh ăn để không khiến bệnh loãng xương tiến triển xấu hơn:
Thực phẩm người bị loãng xương nên tăng cường ăn
Một chế độ ăn giàu canxi và các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương, giảm nguy cơ loãng xương và các vấn đề về xương khớp. Cụ thể người bệnh loãng xương nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau:
Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,... đều chứa lượng canxi dồi dào. Đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt, giúp hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.
Hải sản bao gồm tôm, cua, cá,... là nguồn cung cấp canxi phong phú, chứa nhiều chất đạm, omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe xương. Tuy nhiên chúng sẽ không phù hợp với người bệnh bị gout, mỡ máu vì có thể khiến acid uric máu tăng nhanh.
Các loại rau củ quả màu xanh đậm chứa nhiều vitamin K, giúp hỗ trợ chuyển hóa canxi và hình thành khung xương chắc khỏe. Các loại rau người bệnh loãng xương nên ăn nhiều bao gồm cải xanh, súp lơ xanh, bắp cải, rau bina,...
Trứng rất giàu canxi, selen, protein và các vitamin như A, D, E, K. Lòng đỏ trứng chứa vitamin D quan trọng giúp hấp thụ canxi, trong khi lòng trắng trứng cung cấp protein hỗ trợ cấu trúc xương. Người bệnh loãng xương có thể ăn từ 2-3 lần mỗi tuần để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Các loại hạt và ngũ cốc như hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt mè,... chứa nhiều vitamin E, D và khoáng chất như kẽm, magie. Chúng giúp bảo vệ xương khỏi sự lão hóa, đồng thời bảo vệ tim mạch và giảm cholesterol. Người loãng xương nên ăn ngũ cốc ít đường mỗi ngày để bổ sung canxi.
Xương ống động vật có chứa canxi, collagen và protein, rất tốt với xương khớp, hỗ trợ sản sinh sụn khớp, bôi trơn khớp, giảm đau do viêm khớp.
Người bệnh loãng xương nên bổ sung nhiều thực phẩm từ sữa
Loãng xương cần kiêng ăn thực phẩm gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có lợi, người bị loãng xương cần hạn chế một số thực phẩm để tránh làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, bao gồm:
Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6 vì chúng có thể tăng khả năng viêm xương khớp khi tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu.
Thức ăn mặn, có hàm lượng natri cao, gây mất canxi qua nước tiểu và làm suy yếu xương. Người bệnh loãng xương chỉ nên ăn tối đa 5 gram muối mỗi ngày.
Thực phẩm chứa nhiều đường vì có thể giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo không lành mạnh như khoai tây chiên, gà chiên, xúc xích,...
Rau quả họ cà chẳng hạn như cà chua, cà tím, ớt chuông chứa solanine và alkaloid có thể làm tăng tình trạng viêm và sưng khớp.
Rượu bia và cafein vì có thể giảm khả năng hấp thụ canxi, giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Người bệnh loãng xương không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
Nếu bạn lo lắng bổ sung canxi mỗi ngày không đủ qua chế độ ăn uống thì hãy tham khảo viên uống bổ sung Canxi Star. Thành phần chính của CanxiStar là 100% canxi tự nhiên từ sữa nhập khẩu Mỹ cùng hàm lượng tối ưu vitamin K2-MK7, Vitamin D3 và hỗn hợp khoáng Trucal D7.
Mỗi ngày bổ sung 1-3 viên CanxiStar giúp cơ thể bổ sung lượng canxi đủ nhu cầu, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ cơ xương khớp. Việc bổ sung canxi qua viên uống cũng rất hữu ích đối với những người không thể hấp thụ đủ lượng canxi từ thực phẩm, bị loãng xương, có nguy cơ gãy xương, có nhu cầu canxi cao hơn.
Canxi Star với thành phần 100% canxi từ sữa, vitamin K2-MK7, Vitamin D3 và hỗn hợp khoáng Trucal D7 giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. XEM THÊM
Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma giúp bạn nắm được nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng với người bệnh loãng xương. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Người bệnh cần chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối,... để cải thiện sức khỏe xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn.
Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa