Cường giáp sơ sinh ở trẻ nhỏ cần chú ý gì trong giai đoạn đầu đời
Tình trạng chức năng tuyến giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng vào trong máu dần hình thành cường giáp. Thể bệnh điển hình là Basedow đôi khi cũng gặp cường giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu người mẹ bị bệnh cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao bị cường giáp
Cường giáp ở trẻ em hầu hết là bệnh Basedow - một bệnh tự miễn, có nhiều yếu tố tác động như: miễn dịch, môi trường, yếu tố gen... làm thay đổi tính kháng nguyên, kích thích gây tăng sinh tế bào tuyến giáp, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormone tuyến giáp vào máu... hình thành nên các biểu hiện của nhiễm độc giáp.
Basedow là bệnh nội tiết thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 2,6% bệnh lý nội tiết và 10-30% các bệnh lý tuyến giáp ở trẻ nhỏ. Dù hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi vị thành niên và bé gái mắc nhiều.
>>Xem thêm:
- Cổ có bướu to là bệnh suy giáp hay cường giáp?
- “5 Ăn - 8 Tránh” - quy tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh cường giáp
Những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cường giáp trẻ em
- 98% cường giáp trẻ em là Basedow.
- Viêm tại tuyến giáp.
- Bổ sung i ốt kéo dài phòng bệnh bướu cổ cũng có nguy cơ mắc cường giáp.
- Nếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao bị cường giáp.
Những triệu chứng của cường giáp sơ sinh
Bướu cổ có thể sờ thấy.
Mắt lồi, ánh mắt long lanh hoặc phù mi.
Các triệu chứng điển hình khác:
- Trẻ dễ mệt mỏi, sợ nóng, gầy sút cân, khát và ăn nhiều, tăng tiết mồ hôi.
- Đánh trống ngực, tim đập nhanh, thở mệt…
- Trẻ dễ dàng bị kích thích, tăng động, hay khóc, dễ xúc động, ngủ không ngon.
- Trẻ có tình trạng yếu cơ, run chi, run ngón tay…
Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: trẻ kém tập trung, chậm lớn, sụp mí mắt trên và ít chớp mắt, dậy thì chậm, mất kỳ kinh hoặc kinh nguyệt ít hơn bình thường…
Biến chứng bệnh cường giáp sơ sinh và trẻ nhỏ
Bệnh cường giáp gặp ở trẻ sơ sinh có thể hình thành từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ, tỷ lệ mẹ truyền bệnh cường giáp cho con là 2%. Cường giáp thai nhi có các biến chứng nặng nề như:
Khiến trẻ có nhịp tim bất thường, tim đập nhanh
Chuyển dạ sinh non, lưu thai, thậm chí sảy thai
Bị nhiễm độc giáp xảy ra khi người mẹ trong quá trình điều trị với thuốc kháng giáp.
Trẻ nhỏ cường giáp thai nhi sinh ra có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não và phát triển thể chất, mắc các hội chứng như: dị tật hẹp sọ, kém phát triển thể chất, suy giảm trí tuệ, ... thậm chí là tử vong (tỷ lệ tử 10 đến 15%).
Với trẻ sơ sinh, các triệu chứng của cường giáp khiến trẻ khó ăn uống, hay nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,...từ đó phát triển thể chất kém, chậm lớn. Mức độ nghiêm trọng hơn trẻ có nguy cơ cao mắc vấn đề về tim mạch, thị giác, trí não,...
Bệnh cường giáp ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não trẻ
Ở trẻ em và trẻ thanh thiếu niên, bệnh cường giáp gây ra các triệu chứng bệnh Graves và các triệu chứng khác như:
Khó ngủ
Tăng động
Khó kiểm soát/rối loạn cảm xúc
Suy giảm tập trung, học tập khó tiếp thu
Vã mồ hôi nhiều, mệt mỏi
Không chịu được nóng, lạnh
Khó tăng cân, thể trạng gầy yếu
Tăng nhu động ruột
Bị bướu lan tỏa
Gặp vấn đề về tim mạch và huyết áp, nhịp tim nhanh, huyết áp cao.
Gây vấn đề cho thị giác như: đỏ mí mắt, mắt nhô lồi lên
Gây ra tình trạng thiểu kinh, vô kinh ở bé gái (tình trạng ít gặp).
Gây tình trạng viêm tuyến giáp cấp tính hay cơn bão giáp, có thể dẫn đến suy tim sung huyết, mê sảng, hôn mê và tử vong.
Một biến chứng của bệnh cường giáp ở trẻ là gây lồi mắt, ảnh hưởng đến thị lực
>>Xem thêm:
- Điều trị bệnh cường giáp ở đâu Hồ Chí Minh tốt nhất?
- Dùng thuốc điều trị cường giáp kết hợp Lean Pro Thyro LID có tốt không?
Phương pháp điều trị cường giáp giai đoạn đầu đời
Cường giáp giai đoạn đầu đời, bao gồm cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là tình trạng cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị thường được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh, và nguyên nhân gây cường giáp. Các phương pháp chính bao gồm:
- Dùng thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp như Methimazole hoặc Propylthiouracil (PTU) thường được sử dụng để ức chế hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp. Liều lượng được điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.
- Điều trị hỗ trợ: Beta-blocker có thể được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng như nhịp tim nhanh, lo lắng, và run rẩy.
- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc: Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và theo dõi thường xuyên để điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
- Theo dõi chặt chẽ: Định kỳ xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone T3, T4, và TSH, đảm bảo liệu trình điều trị đạt hiệu quả.
Có nhiều cách điều trị cường giáp ở trẻ nhỏ
>> Tham khảo thêm:
- Thực đơn cho người trên 60 tuổi nên bổ sung thực phẩm nào?
- Gợi ý thực đơn cho người già ốm cho một tuần đủ dinh dưỡng
Những chú ý trong điều trị cường giáp giai đoạn đầu đời
Trẻ mắc cường giáp thường phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tuần nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh cũng dễ tái phát khi trẻ trong 6 tháng đầu đến 1 năm tuổi.
Khôi phục chức năng tuyến giáp và tạo ra nồng độ hormone tuyến giáp bình thường là mục tiêu điều trị cường giáp, cụ thể sẽ được quyết định dựa trên:
- Yếu tố về độ tuổi, sức khoẻ tổng thể và tiền sử bệnh của trẻ
- Mức độ của bệnh cường giáp
- Khả năng dung nạp các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp điều trị của trẻ
- Nhu cầu điều trị bệnh hoặc chủ kiến của gia đình
Điều trị cường giáp sơ sinh có một số phương pháp như:
- Thuốc kháng giáp như methimazole hay propylthiouracil… giúp ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp dư thừa trong vòng vài tuần. Điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể kéo dài trong vài tháng và giảm dần liều dùng cho đến khi phản ứng của hệ miễn dịch được kích hoạt.
- Thuốc chẹn beta để điều trị những triệu chứng như nhịp tim không đều, run, lo lắng và chịu nhiệt kém… ảnh hưởng do hormone tuyến giáp dư thừa gây nên. Những thuốc này không giải quyết nguyên nhân cơ bản gây bướu basedow mà chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng cho đến khi phương pháp điều trị khác có hiệu quả.
- Liệu pháp i-ốt phóng xạ được áp dụng khi trẻ có phản ứng nghiêm trọng với thuốc kháng giáp hoặc thuốc không giúp giảm bớt triệu chứng bệnh. Liệu pháp này có nguy cơ phá hủy một hoặc toàn bộ tuyến giáp, không cho tuyến giáp sản xuất hormone. Nếu áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ cần uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp sau điều trị để tránh bị suy giáp.
- Phẫu thuật tuyến giáp là cách điều trị bướu basedow trẻ nhỏ hiệu quả khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp ở những trẻ không đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Gia đình cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận để tránh những rủi ro sau đó.
Ở những trẻ nhỏ bị cường giáp thường có triệu chứng rối loạn chuyển hóa canxi máu và hậu quả cuối cùng là loãng xương. Từ những nghiên cứu để phòng ngừa triệu chứng này, Leanpro Thyro LID sử dụng nguồn sữa tách Lactose và vô cùng giàu chất xơ, khiến tiêu hóa cũng như chuyển hóa canxi của trẻ nhỏ mắc bệnh cường giáp trên 10 tuổi dễ dàng hơn.
Sử dụng Leanpro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp. XEM THÊM
Công thức Leanpro Thyro LID được các chuyên gia của Nutricare nghiên cứu dựa trên lý tính, triệu chứng, phác đồ điều trị của bệnh cường giáp mà đưa ra hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Leanpro Thyro LID tự tin đáp ứng tiêu chuẩn theo khuyến nghị theo RNI Việt Nam.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.