Bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Điều trị như thế nào?

Basedow là một trong những căn bệnh thường gặp liên quan đến tuyến giáp. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới dưới 40 tuổi. Vậy bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Hãy cùng Nutricare Pharma theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ các phương pháp điều trị hiệu quả và mới nhất nhé.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Bệnh Basedow là gì?

Bệnh Basedow được gọi là bệnh tự miễn của tuyến giáp và là nguyên nhân dẫn tới bệnh cường giáp. Người bị bệnh này sẽ có những biểu hiện rất cơ bản và đặc trưng như bướu giáp lan tỏa, phù niêm trước xương chày, mắt bị lồi. Bệnh có liên quan tới các kháng thể kích thích tuyến giáp.

>> Người bị cường giáp có uống được collagen không

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?

Basedow, một bệnh lý về tuyến giáp. Vậy bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia, hầu hết bệnh liên quan đến tuyến giáp đều có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì người bệnh cũng phải dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh.

Nguyên nhân khởi phát bệnh Basedow thường là do các kháng thể của hệ miễn dịch tấn công vào tuyến giáp và kích thích nó sản xuất ra nhiều hormone. Với y học cao như hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như thuốc kháng giáp, phẫu thuật hay i-ốt phóng xạ để giúp khôi phục chức năng tuyến giáp trở lại như bình thường. 

Tóm lại, bệnh Basedow có thể chữa khỏi được không qua nhiều phương pháp điều trị. Sau khi chẩn đoán bệnh, các y bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân. 

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn thông qua các phương pháp khác nhau

Các phương pháp điều trị bệnh Basedow hiệu quả

Mục đích chung của các phương pháp điều trị bệnh Basedow sẽ là ức chế tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone. Bên cạnh đó cũng ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh Basedow:

Liệu pháp i-ốt phóng xạ

Đây là cách trị liệu phổ biến nhất. Lúc này người bệnh sẽ được sử dụng i-ốt phóng xạ hoặc radioiodine bằng đường uống để điều trị. Thông thường tuyến giáp rất cần i-ốt để sản xuất ra hormone thyroid, nếu radioiodine được đưa vào cơ thể có thể hỗ trợ phá hủy các tế bào tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Như vậy các triệu chứng của bệnh cũng sẽ giảm dần.

Thời gian điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ có thể mất khoảng vài tuần đến vài tháng. Tác dụng phụ của phương pháp này là làm tăng các triệu chứng của bệnh hoặc khiến nhãn khoa Graves trở nên xấu đi. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không cần lo lắng, vì tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ và mang tính tạm thời.

Liệu pháp i-ốt phóng xạ không phù hợp với người mắc các bệnh về mắt từ mức độ trung bình đến nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Liệu pháp i-ốt phóng xạ sẽ được áp dụng để ức chế các tế bào tuyến giáp đang hoạt động quá mức

Thuốc chống tuyến giáp

Sử dụng thuốc chống tuyến giáp cũng là giải pháp chữa bệnh Basedow hiệu quả. Nó là một loại thuốc kê đơn, gồm methimazole (Tapazole) và propylthiouracil. Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài hơn 1 năm để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, thuốc chống tuyến giáp cũng có thể được kê cho bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ với vai trò là phương pháp điều trị bổ sung.

Thuốc chống tuyến giáp có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn, như đau khớp, phát ban, suy gan hoặc suy giảm các tế bào bạch cầu trong máu. Phương pháp này chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu vì thuốc methimazole có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta là những loại thuốc hỗ trợ ngăn chặn các ảnh hưởng của hormone đối với cơ thể. Tuy nhiên không thể ức chế việc sản xuất hormone của tuyến giáp. Sử dụng thuốc chẹn beta còn làm giảm các triệu chứng của bệnh Basedow, như run rẩy, tim đập nhanh, lo lắng, khó chịu, đổ mồ hôi, tiêu chảy….

Các thuốc chẹn Beta thường được sử dụng gồm có Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), Propranolol, Atenolol (Tenormin), hoặc Nadolol (Corgard). Thuốc không được kê đơn cho người bệnh đang bị đái tháo đường hoặc hen suyễn, bởi vì nó sẽ khiến quá trình kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Có thể trị bệnh Basedow bằng thuốc chẹn Beta

Phẫu thuật

Bệnh Basedow cũng có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Thông thường phẫu thuật sẽ được ưu tiên khi:

  • Điều trị bằng thuốc kháng giáp và uống phóng xạ không hiệu quả.

  • Tuyến giáp bị viêm nặng hoặc bướu cổ ngày càng to. Mặc dù đã trải qua điều trị nội khoa ổn định nhưng không hết.

  • Người bệnh có vấn đề về mắt, hoặc tuyến giáp hoạt động nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến mắt.

  • Phụ nữ mang thai các tháng đầu hoặc trong thời gian cho con bú.

\Bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Basedow 

Các bác sĩ thường sử dụng cách chẩn đoán bệnh Basedow sau đây:

  • Khám sức khỏe tổng thể: Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của người bệnh để xem có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như lồi ra hay bị kích ứng không. Sau đó tiến hành kiểm tra tuyến giáp, mạch, huyết áp và một số dấu hiệu khác.

  • Xét nghiệm máu: Người bệnh được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để xác định nồng độ hai loại hormone thyroxine tự do (T-4 tự do) và triiodothyronine (T-3 tự do). Trường hợp nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu ở mức thấp hơn bình thường, trong khi lượng hormone tuyến giáp lại ở mức cao, thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh Basedow.

  • Xét nghiệm hấp thụ i-ốt phóng xạ: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dễ dàng xác định lượng i-ốt được tuyến giáp hấp thụ. Nếu kết quả cho thấy có một lượng lớn i-ốt đang được hấp thụ bất thường, nghĩa là bạn đã mắc bệnh Basedow.

  • Siêu âm: Các bác sĩ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể và nhìn thấy sự mở rộng của tuyến giáp. Thường thì siêu âm được chỉ định với bệnh nhân không thể hấp thụ i-ốt phóng xạ. Ví dụ như phụ nữ đang mang thai.

  • Các xét nghiệm hình ảnh: Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu như các đánh giá lâm sàng không thể chẩn đoán rõ ràng bệnh Basedow. Các xét nghiệm hình ảnh gồm có công nghệ X-quang, CT scan, hoặc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh Basedow

>> Cường giáp có ăn hải sản được không

Một số lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho bệnh nhân Basedow

  • Người mắc bệnh Basedow cần dành thời gian để nghỉ ngơi ít nhất 2 - 4 tháng đầu điều trị (nhất là khi bệnh tiến triển nặng).

  • Bệnh nhân không nên hoạt động thể lực quá sức, cần thư giãn tinh thần để tránh căng thẳng.

  • Người bệnh nên được ngủ nghỉ, sinh hoạt ở nơi yên tĩnh, tránh các tiếng ồn, nhiều người qua lại.

  • Khi mắc Basedow, người bệnh có xu hướng sút ký, cơ thể suy kiệt do đó cần bổ sung chế độ ăn giàu đạm, giàu chất chống oxy hóa (dâu tây, việt quất, kiwi, cam quýt, cà chua…), tăng cường omega - 3 và vitamin D cho cơ thể (trứng, nấm, quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt lanh…), bổ sung thêm kẽm (hạnh nhân, hạt óc chó…)....

  • Vì iod là nguyên liệu chủ yếu giúp tuyến giáp sử dụng và tổng hợp hormon, nên người mắc bệnh Basedow cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều iod. Chẳng hạn như muối, hải sản, rong biển... 

  • Nên vệ sinh phòng ốc thường xuyên, đảm bảo không khí thông thoáng, đồng thời vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh nhiễm trùng da.

  • Đối với bệnh nhân Basedow, mắt là cơ quan dễ bị tổn thương nhất, do đó nó cần được bảo vệ bằng cách đeo kính bảo vệ khi ra đường, rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý…

Bài viết trên đây đã lý giải chi tiết cho thắc mắc “bệnh Basedow có chữa khỏi được không?”. Kèm theo đó là những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay giúp bạn có cái nhìn toàn diện trong việc chữa trị bệnh Basedow.

Để duy trì thể trạng cũng như hỗ trợ điều trị tốt hơn với bệnh basedow, bệnh nhân nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như bổ sung thêm các sản phẩm chuyên biệt cho người bị basedow hay các bệnh về tuyến giáp như Leanpro Thyro LID. Sản phẩm này được loại bỏ tới 88% i-ôt và có chứa các loại vitamin, khoáng chất, đạm, canxi, omega-3… giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và duy trì thể trạng hiệu quả.

Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh Basedow, cường giáp. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.