Bầu mấy tháng uống canxi là tốt nhất và dấu hiệu mẹ bầu bị thiếu canxi
Bầu mấy tháng uống canxi là mối bận tâm của mọi mẹ bầu, đặc biệt với các mẹ lần đầu mang thai. Bổ sung canxi trong thai kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Nutricare Pharma để biết rõ thời điểm uống canxi tốt nhất và cách nhận diện cơ thể thiếu canxi qua các triệu chứng.
Mẹ bầu mấy tháng uống canxi là tốt nhất?
Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi của bà bầu sẽ tăng theo từng giai đoạn để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Trong 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung 800mg canxi mỗi ngày.
Trong 3 tháng giữa nhu cầu của mẹ bầu là 1000mg/ngày.
Trong 3 tháng cuối, nhu cầu canxi sẽ tăng lên 1500mg/ngày.
Giai đoạn 3 tháng cuối đặc biệt quan trọng, vì đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thai nhi, đặc biệt là xương và hộp sọ. Nếu cơ thể mẹ không đủ canxi, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển khiến cơ thể người mẹ bị hạ canxi trầm trọng.
Vậy bầu mấy tháng uống canxi? Các chuyên gia Sản khoa khuyến cáo các mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể bắt đầu bổ sung canxi từ khi có kế hoạch mang thai hay trong 3 tháng đầu thai kỳ dưới sự tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng dư thừa. Để xác định chính xác nhu cầu canxi của cơ thể, mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn liều lượng bổ sung canxi hợp lý.
Mẹ bầu mấy tháng uống canxi là tốt nhất? Lời khuyên cho mẹ bầu là nên bổ sung từ tháng thứ tư của thai kỳ
>> Tham khảo thêm:
Loại canxi nào tốt cho bà bầu và cách bổ sung hạn chế táo bón thai kỳ
Top thực phẩm giàu canxi nên bổ sung để xương chắc khỏe, ngừa loãng xương
Dấu hiệu phổ biến khi mẹ bầu thiếu canxi
Sau khi có câu trả lời cho thắc mắc bầu mấy tháng uống canxi được giải đáp ở trên, hãy cùng tìm hiểu đến dấu hiệu cho thấy cơ thể người mẹ bị thiếu canxi. Canxi không chỉ đóng vai trò chủ yếu trong việc cấu tạo hệ xương và răng mà còn tham gia vào quá trình đông máu và hoạt động co giãn của tế bào cơ.
Vì vậy, cơ thể thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu dưới đây:
Gãy móng tay
Móng tay mỏng hơn, có vết nứt và bị ố vàng, dễ bị gãy là một trong những dấu hiệu của tình trạng cơ thể thiếu canxi. Mẹ bầu nếu thấy dấu hiệu này thì nên chú trọng việc bổ sung canxi để móng tay chắc khỏe hơn.
Đau nhức cơ xương khớp
Nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu mấy tháng uống canxi vì thường gặp nhiều cơn đau nhức ở cơ xương khớp, đau lưng nhiều, khiến bạn lo lắng cho sức khỏe xương khớp. Cảm giác đau mỏi này có thể do thay đổi hormon thời gian đầu mang thai hoặc là triệu chứng báo hiệu mẹ bầu bị thiếu canxi, gia tăng cảm thấy mệt mỏi cho mẹ bầu.
Thường xuyên bị chuột rút và đau nhức cơ bắp
Mẹ bầu thiếu canxi dễ bị chuột rút, co rút/đau nhức cơ bắp, đặc biệt là vào ban đêm hay trời lạnh. Cơn đau có thể kéo dài và gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí tăng nguy cơ té ngã cho mẹ bầu khi chuột rút xảy ra ở chân.
Đau răng
Răng của mẹ bầu có thể trở nên yếu và dễ bị đau, viêm nha chu hoặc sâu răng khi cơ thể thiếu canxi. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu khoáng chất quan trọng này, mẹ bầu nên bổ sung và thăm khám nha sĩ để chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Ngoài hỏi bầu mấy tháng uống canxi, mẹ bầu có thể theo dõi triệu chứng để biết cơ thể thiếu canxi và bổ sung kịp thời
Những lưu ý khi bà bầu bổ sung viên uống canxi
Bạn đã biết bầu mấy tháng uống canxi và dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu khoáng chất này, dưới đây là những lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi mẹ bầu cần nhớ:
Kiểm tra nhu cầu canxi của cơ thể bằng cách xét nghiệm máu để xác định rõ bầu mấy tháng uống canxi và liều lượng bổ sung phù hợp.
Tránh bổ sung quá nhiều canxi cùng lúc khiến cơ thể không hấp thụ hết, gây canxi cao trong máu, táo bón và làm tăng nguy cơ lắng đọng sỏi thận.
Để tăng cường hiệu quả hấp thụ canxi, mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin D, vitamin C và Magie vì các chất này giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
Không uống sắt và canxi cùng lúc vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ của các chất. Tốt nhất là mẹ bầu nên cách nhau ít nhất 2 giờ khi uống sắt và canxi.
Nên uống canxi vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 tiếng để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất.
Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh lý tim mạch, tiểu đường hay các vấn đề sức khỏe khác, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung canxi đúng cách.
Kết hợp bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên qua chế độ ăn hàng ngày khoa học, hợp lý.
Để biết rõ bầu mấy tháng uống canxi, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn liều lượng phù hợp
Một gợi ý sản phẩm bổ sung canxi tuyệt vời có kết hợp đầy đủ với Vitamin D3 và K2-MK7, magie giúp cơ thể hấp thu khoáng chất này tốt nhất là CanxiStar. Sản phẩm cung cấp canxi tự nhiên từ sữa nhập khẩu từ Mỹ, giúp mẹ bầu yên tâm sử dụng để bổ sung canxi an toàn và hiệu quả mỗi ngày.
Với công thức tối ưu, CanxiStar bổ sung Vitamin D3 và K2-MK7 cùng magie, photpho, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi vào xương. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón, sỏi thận và các vấn đề tiêu hóa mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi bổ sung canxi. Bổ sung 2-3 viên/ngày là mẹ bầu có thể an tâm thai nhi phát triển toàn diện và bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Canxi Star với công thức đặc biệt chứa canxi từ sữa, Vitamin D3 và K2-MK7 cung magie, photpho giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa. XEM THÊM
Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn nhận được câu trả lời cho vấn đề đang quan tâm: Bầu mấy tháng uống canxi? Việc bổ sung canxi ngay từ những tháng đầu thai kỳ là rất cần thiết để giúp mẹ bớt ốm nghén, mệt mỏi, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hãy lựa chọn sản phẩm dễ hấp thu, bổ sung đúng liều lượng và thời gian hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ.
Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.