Basedow có phải ung thư không? 3 điều cần biết về căn bệnh này

Basedow có phải ung thư không hay có chữa khỏi được không là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Mặc dù đây không phải là loại bệnh hiếm gặp nhưng những vấn đề xoay quanh nó vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Vậy để tìm được lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên, bạn hãy cùng đến với những chia sẻ hữu ích sau đây của Nutricare Pharma nhé!

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Basedow có phải ung thư không?

Trên thực tế, đa phần những người được chẩn đoán mắc bệnh basedow đều có chung nỗi lo đó là basedow có phải ung thư không? Bởi đây là bệnh liên quan đến tuyến giáp và tuyến giáp thì có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia, basedow là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức. Từ đó, dẫn đến hiện tượng hormon tuyến giáp sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Hậu quả là làm gia tăng nồng độ hormon trong máu và gây ra các tổn hại về mô. Đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Basedow có phải ung thư không

Basedow có phải ung thư không là thắc mắc của nhiều người hiện nay

Ngược lại, ung thư tuyến giáp được biết đến là một căn bệnh ác tính. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào tuyến giáp tăng sinh một cách bất thường và vô tổ chức. Cùng với đó là sự không tuân theo các cơ chế kiểm soát về quá trình phát triển bình thường của cơ thể.

Như vậy có thể thấy rằng, basedow và ung thư tuyến giáp là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, câu hỏi basedow có phải ung thư không thì câu trả lời là không. Và để bạn hiểu hơn về basedow cũng như có thêm kiến thức phân biệt basedow và ung thư tuyến giáp, Nutricare Pharma sẽ mang đến những thông tin hữu ích trong phần tiếp theo đây.

>> Bệnh basedow có nên mổ không

Basedow - Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Basedow là bệnh liên quan đến tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp, gồm có thyroxine và triiodothyronine. Ở nước ta hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh basedow chiếm đến 5,8% số bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

Đồng thời theo thống kê, basedow thường gặp ở độ tuổi từ 20 - 50 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ nữ giới mắc cao gấp 4 - 10 lần so với nam giới. Đây là những con số khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi tìm hiểu về căn bệnh này. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh basedow

  • Bướu nhân độc tuyến giáp

  • Tăng sản xuất hormon tuyến giáp trong bệnh di căn ung thư tuyến giáp thể nang hoặc chửa trứng

  • U tế bào nuôi

  • U tuyến yên làm tăng tiết TSH

Basedow có phải ung thư không

Basedow có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến

Triệu chứng của bệnh basedow 

Triệu chứng của bệnh basedow sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thời gian mắc bệnh, mức độ cường giáp. Cùng với đó là độ tuổi và tình trạng sức khỏe trước đó của người bệnh. Vì vậy, một số biểu hiện chung của bệnh basedow khi mắc phải bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Bị sụt cân nhanh chóng, từ 3 - 20kg trong vòng vài tuần đến vài tháng mặc dù vẫn ăn uống bình thường

  • Rối loạn khí sắc và tính cách: Người bệnh hay lo lắng, dễ bị kích động, cáu gắt. Hoặc có thể hay khóc, tâm trạng thay đổi thất thường, khó tập trung. Ngoài ra, cơ thể sẽ thường xuyên mệt mỏi nhưng khó đi vào giấc ngủ

  • Cơ thể thường xuất hiện các cơn nóng bừng, ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở bàn tay và vùng ngực. Ngoài ra, người bệnh sợ nóng, luôn có cảm giác khát nước và uống nhiều nước

  • Tâm trạng thường hồi hộp, đánh trống ngực và có cảm giác nghẹt thở hoặc đau vùng trước tim

  • Đi đại tiện nhiều lần, phân nát hoặc có thể xuất hiện tình trạng bị tiêu chảy

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn

  • Người bệnh dễ bị mệt mỏi khi di chuyển, leo cầu thang khó khăn. Đồng thời, khi đứng dậy từ tư thế buộc phải dùng tay để đẩy cơ thể lên

  • Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng chuột rút

  • Các triệu chứng khác như: vàng da, mắt lồi, rối loạn cương dương ở nam giới, kinh nguyệt thưa hoặc vô kinh ở nữ giới

Basedow có phải ung thư không

Bệnh basedow có khá nhiều triệu chứng, bạn cần lưu ý để nhận biết sớm

Nhận biết basedow và ung thư tuyến giáp

Như đã đề cập phía trên, basedow không phải là ung thư và hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người cảm thấy rất khó phân biệt triệu chứng giữa hai căn bệnh này. Vì basedow hay ung thư tuyến giáp có nhiều triệu chứng giống nhau, khiến người bệnh lầm tưởng, lo lắng. 

Vậy để phân biệt 2 loại bệnh này một cách dễ dàng, chính xác, bạn có thể tham khảo những triệu chứng điển hình của basedow và ung thư tuyến giáp như sau:

Những biểu hiện điển hình của bệnh basedow:

  • Giảm sút cân bất thường trong một thời gian ngắn

  • Cơ thể bỗng dưng đổ nhiều mồ hôi, sợ nóng, khát nước, tiêu chảy

  • Da khô, tóc rụng và tâm trạng thay đổi thất thường

  • Bướu cổ, khàn tiếng, nuốt nghẹn, khó thở

  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, suy giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới và rối loạn cương dương ở nam giới

Basedow có phải ung thư không

Biểu hiện của basedow khá rõ ràng, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết

Những triệu chứng thường gặp của ung thư tuyến giáp

  • Vùng cổ nổi hạch bạch huyết

  • Da vùng cổ thâm nhiễm

  • Khó thở, bó tức vùng cổ

  • Ung thư giai đoạn di căn có thể gây ho ra máu, khó khăn trong vận động, rối loạn ý thức,....

Basedow có phải ung thư không

Ung thư tuyến giáp cũng có những triệu chứng tiêu biểu để nhận biết

Thực tế, ung thư tuyến giáp có biểu hiện bên ngoài khá khó nhận diện. Vì vậy, thường đến những giai đoạn bệnh nghiêm trọng, người bệnh mới có thể phát hiện ra. Đáng nói hơn, một số người bị bệnh ung thư tuyến giáp cũng có những biểu hiện của bệnh basedow. Do đó, để biết chính xác mình mắc phải căn bệnh nào, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể. 

>> Thực đơn cho người bị basedow đảm bảo khoa học và dinh dưỡng

Các phương pháp điều trị basedow hiệu quả  hiện nay

Hiện nay, basedow không còn là căn bệnh mới và hiếm gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy, y học hiện đại đã có những bước phát triển mới, nghiên cứu ra những phương pháp điều trị bệnh basedow hiệu quả. Nhờ vậy, những người mắc basedow có thể vơi bớt nỗi lo về bệnh tình và yên tâm chữa trị. 

Để điều trị basedow, người bệnh có thể tham khảo 3 phương pháp chính, bao gồm:

  • Nội khoa (sử dụng thuốc)

  • Iod phóng xạ

  • Phẫu thuật/mổ

Basedow có phải ung thư không

Điều trị basedow bằng phương pháp mổ - phương pháp khá phổ biến hiện nay

Mỗi phương pháp điều trị trên đây đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Đồng thời, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh khi thăm khám và trong quá trình điều trị, tuyệt đối nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà những người bị basedow cần biết, đó là dù được điều điều trị bằng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng cần được theo dõi suốt đời. Bởi sau khi điều trị, bệnh vẫn có tỷ lệ % tái phát nhất định. Và khi tái phát, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn. 

Như vậy, với thắc mắc basedow có phải ung thư không thì câu trả lời là không. Tuy vậy, bạn vẫn cần chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt ở trước, trong và sau điều trị. Bệnh basedow vẫn có thể duy trì tuổi thọ cao cho người bệnh sau quá trình điều trị. Vì vậy, bạn hãy luôn tin vào điều tốt lành và giữ vững tinh thần lạc quan, mạnh mẽ để vượt qua khó khăn này nhé!

Khuyến cáo: Bệnh nhân mắc Basedow ngoài chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên bổ sung thêm sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanpro Thyro LID. Sản phẩm này được các chuyên gia khuyên dùng vì đã loại bỏ tới 88% i-ôt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh như đạm, canxi, các vitamin, khoáng chất, Omega-3… Chỉ cần từ 1-2 ly mỗi ngày là đủ để cân bằng dinh dưỡng và tăng sức để kháng cho bệnh nhân.

Basedow có phải ung thư không? 3 điều cần biết về căn bệnh này

Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh Basedow, cường giáp. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.