Top 4 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Bệnh đái tháo đường type 2 không thể chữa trị dứt điểm, người bệnh chỉ kiểm soát được bệnh thông qua thuốc và chế độ ăn uống. Do đó bài viết hôm nay Nutricare Pharma sẽ bật mí cho bạn đọc các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường hữu ích nhất. Bạn hãy theo dõi và áp dụng theo thật chính xác để cải thiện bệnh lý của mình nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Tổng hợp 4 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng chính là nền tảng cơ bản giúp bệnh nhân đái tháo đường ức chế và kiểm soát bệnh lý của mình. Điều này đã được Hiệp hội tiểu đường Mỹ ADA và Hiệp hội tiểu đường Châu Âu EASD công bố vào tháng 06/2015.
Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh lý nặng, nhẹ khác nhau do đó chế độ ăn sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung một chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị tiểu đường cần đáp ứng được mục tiêu điều trị, sở thích và thói quen ăn uống của bệnh nhân. Khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh hãy cố gắng tuân thủ 4 nguyên tắc dưới đây:
Một ngày chia thành nhiều bữa
Quy tắc đầu tiên mà bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ để tránh đường huyết tăng cao đó là chia bữa ăn/ngày thành nhiều bữa nhỏ. Điều này còn giúp bệnh nhân ít bị đói, tránh hạ đường huyết.
Bệnh nhân tiểu đường một ngày nên ăn thành nhiều bữa
Số lượng bữa ăn trong một ngày hợp lý nhất đó là 5-6 bữa, bao gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Cụ thể:
- Bữa sáng cung cấp 20% năng lượng/ngày.
- Bữa sáng phụ cung cấp 10% năng lượng/ngày.
- Bữa trưa cung cấp 25% năng lượng/ngày.
- Bữa sáng phụ cung cấp 10% năng lượng/ngày.
- Bữa tối cung cấp 25% năng lượng/ngày.
- Bữa tối phụ cung cấp 10% năng lượng/ngày.
Loại bỏ đường cát
Đây là yếu tố thứ 2 người bệnh cần chú ý khi tìm hiểu 4 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường. Nhiều bệnh nhân có sở thích ăn đồ ngọt, tuy nhiên điều này không hề tốt với sức khỏe.
Để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh, bác sĩ đã khuyến cáo người bệnh nên sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo khi nấu nướng thay vì dùng đường cát. Các chất tạo ngọt là chất cung cấp vị ngọt cao gấp nhiều lần khi so sánh với đường saccharose nhưng lượng Calo lại thấp.
Cụ thể người bệnh có thể an tâm mua, sử dụng chất tạo ngọt đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận như:
- Cyclamate.
- Saccharin.
- Aspartame.
Bệnh nhân đái tháo đường nên loại bỏ đường cát khỏi chế độ ăn hàng ngày
Ăn đúng thời điểm
Thời điểm bổ sung thực phẩm cũng là 1 trong top 4 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường quan trọng nhất. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần duy trì một lịch trình ăn uống đều đặn để tùy chỉnh chỉ số đường huyết. Điều này còn hỗ trợ người bệnh kiểm soát thể chất, cân nặng của bản thân.
Khẩu phần ăn hàng ngày tại từng bữa cần có số lượng, hàm lượng dưỡng chất thật nhất quán. Bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm với lượng tương đương nhau thay vì ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Người bệnh tiểu đường cần ăn vào thời điểm nhất định, ăn đúng giờ
Cung cấp đủ 5 nhóm thực phẩm
Theo phác đồ từ chuyên gia đinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường mỗi ngày cần bổ sung 5 nhóm thực phẩm cần thiết vào cơ thể. Bao gồm chất đạm, chất béo, ngũ cốc, rau/hoa quả và sữa.
Trong 5 nhóm thực phẩm phía trên thì ngũ cốc, sữa và hoa quả là chứa lượng lớn Carbohydrate – chuyên tăng chỉ số đường huyết. Còn chất đạm, chất béo lại chứa lipid, vitamin và khoáng chất không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Việc bổ sung đủ 5 nhóm thực phẩm này sẽ giúp chỉ số đường huyết nằm ở mức an toàn, hạn chế tốt các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Sau khi nắm được 4 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, bạn hãy bỏ túi thêm tips lựa chọn 5 nhóm thực phẩm cần thiết đã được hướng dẫn dưới đây. Cụ thể:
Nhóm 1: Ngũ cốc
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm đầu tiên người tiểu đường cần bổ sung trong ngày bởi lượng lớn Carbohydrate. Người bệnh không nên ăn các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì, cơm trắng, bún, miến, phở,… Vì các thực phẩm này đã loại bỏ chất xơ và vitamin nhóm B khiến chỉ số đường huyết sẽ tăng nhanh sau khi ăn.
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo nâu, gạo lứt, hạt kê, yến mạch nguyên cám,… Những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ và Vitamin cần thiết với cơ thể. Người bệnh sẽ hấp thu chậm đường huyết sau ăn đồng thời còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.
Nhóm thực phẩm ngũ cốc
Nhóm 2: Chất đạm
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn,… để tránh mắc một số biến chứng về tim mạch. Bên cạnh đó cần hạn chế ăn những loại thịt chế biến sẵn, ví dụ như thịt xông khói hoặc xúc xích. Các món này chứa vô số chất béo chuyển hóa trans fat khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng.
Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung chất đạm bằng những loại thịt trắng như trứng, hải sản, cá, thịt gia cầm bỏ da. Bệnh nhân có thể ăn các loại đậu như đậu lăng, đậu nành để thay đổi khẩu vị.
Nhóm thực phẩm chất đạm
Nhóm 3: Chất béo
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các thực phẩm cung cấp chất béo tốt, chất béo không no. Ví dụ như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, cá hồi, cá thu, hạt điều, óc chó, hạnh nhân và quả hạch, quả bơ.
Để tránh chỉ số đường huyết trong máu tăng cao, người bệnh nên hạn chế một số chất béo bão hòa trong mỡ và nội tạng động vật. Chỉ số cholesterol xấu, triglycerid trong cơ thể sẽ tăng cao, gây ra các biến chứng như:
- Xơ vữa thành mạch.
- Nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ.
Một số thực phẩm có nhiều chất béo xấu mà người bệnh cần hạn chế ăn đó là bánh ngọt, bánh nướng, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và các loại bơ thực vật.
Nhóm thực phẩm chất béo
Nhóm 4: Hoa quả và rau
Trái cây và rau quả tự nhiên là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhóm này chứa rất ít calo có thể ngăn ngừa một số biến chứng đột quỵ, huyết áp cao, bệnh tim mạch và ung thư của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên người bị đái tháo đường nên ưu tiên các loại quả có ít đường như:
- Bơ.
- Táo.
- Cam.
- Dâu tây.
- Ổi.
- Lê.
- Mận.
Một số loại trái cây có lượng carb cao, chứa nhiều đường mà bệnh nhân cần kiêng bao gồm: Xoài, nho, chuối, sầu riêng và mít. Nhìn chung mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn từ 15-45g carb hoa quả. Còn các loại rau xanh đa phần đều có hàm lượng carb thấp, chất xơ cao do đó bệnh nhân nên ăn thật nhiều rau tại bữa đầu tiên trong ngày.
Nhóm thực phẩm rau và hoa quả
Nhóm 5: Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và canxi. Sữa thuộc nhóm thực phẩm carbohydrate phù hợp với bệnh nhân tiểu đường vì chứa đường lactose. Tuy nhiên người bệnh nên kiêng uống sữa có đường, sữa nguyên kem và sữa bột nguyên kem bởi lượng calo cao.
Bệnh nhân đái tháo đường nên ưu tiên sử dụng các sữa ít đường, sữa tách béo, sữa ít béo, sữa dinh dưỡng y tế dành cho người tiểu đường. Những loại sữa này đã loại bỏ lượng lớn chất béo bão hòa do đó hàm lượng calo thấp hơn hẳn.
Nên lựa chọn các loại sữa tách béo, sữa ít béo, sữa ít đường, sữa không đường và các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường Nutricare Cerna. Trong đó, sữa tách béo đã được loại bỏ lượng chất béo bão hòa trong sữa nên có hàm lượng calo thấp hơn. Đồng thời sản phẩm này còn giúp ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho cơ thể người bệnh.
Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY
Lời kết
Bài viết này Nutricare Pharma đã mách cho bạn các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường hữu ích nhất. Hy vọng bạn sẽ hiểu và áp dụng thành công để cải thiện được bệnh lý và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm nhé.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.